Chống Thấm Trần Nhà Hiệu Quả Phù Hợp Với Kinh Tế

Là nơi hứng chịu mọi tác động trực tiếp từ môi trường, trần nhà bị thấm là tình trạng rất dễ xảy ra. Nếu không xử ý triệt để rất có thể sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm như sụt, nứt trần. Do đó, cần phải có phương pháp khắc phục triệt để.

Mục lục

Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm

Ở những công trình được xây dựng lâu đời, trải qua thời gian, nguyên vật liệu dần không được liên kết mạch lạc sẽ tạo ra những vết nứt. Bên cạnh đó, quá trình thi công kém chuyên nghiệp cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thực trạng này.

Những khe hở của nhà sẽ bị thấm nước mưa và gây ra hiện tượng ẩm mốc, thấm dột. Nếu như tình trạng này không được khắc phục triệt để sẽ khiến cho tình trạng xuống cấp của công trình ngày càng trầm trọng hơn làm giảm giá trị sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của công trình.

Đối với những căn nhà có hệ thống thoát nước trên cao, trong trường hợp đường ống dẫn nước bị cong, trũng xuống không thể lưu thông nước sẽ tạo nên những vùng úng nước. Những vùng ngập úng này sẽ dần dà len lỏi vào trần bê tông, làm bở đi kết cấu gây ra tình trạng thấm dột.

Trước khi tiến hành xử lý chống thấm trần nhà, chúng tôi khuyên các bạn hãy tìm rõ bản chất của vấn đề để đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn.

Lợi ích của việc chống thấm trần nhà

Có ai lại thích trần nhà của mình bị xù xì, trên tường xuất hiện những mảng mốc, chưa kể nước từ trên dột xuống thấm qua lớp sơn trần sẽ rơi xuống sàn tạo nên những vệt loang lổ trên sàn nhà cơ chứ. Điều kiện ẩm mốc sẽ tạo nên cảm giác bí bách, mùi hôi khó chịu làm giảm đi giá trị hưởng thụ cuộc sống của gia chủ.

4 Phương pháp xử lý thấm dột trần nhà hiệu quả nhất

Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Đây là cách xử lý hiệu quả mà nhiều người lựa chọn hiện nay, tuy nhiên đây vẫn là một cách xử lý chống thấm phức tạp, nếu không quen sẽ để lại sai sót cũng như bị bỏng trong quá trình thi công. Do đó, để hiệu quả chống thấm được như ý, gia chủ nên tìm tới sự trợ giúp của những đơn vị thi công chuyên nghiệp.

Ưu điểm

  • Khả năng bám dính mạnh, thích hợp với điều kiện thời tiết của nước ta.
  • Chịu áp lực nước tốt
  • Chống thấm gần như tuyệt đối
  • Tuổi thọ cao
  • Đàn hồi tốt
  • An toàn cho người dùng

Các bước chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ, bóc sạch tất cả các lớp vẩy bên ngoài trần nhà

Bước 2: Quét lên bề mặt trần nhà một lớp Asphalt Primer để nâng cao hiệu quả chống thấm

Bước 3: Làm chảy nhựa đường rồi dùng để bít kín những chỗ bị thấm rồi sau đó lại quét một lớp bao quanh trần nhà. Dùng bay miết thật mạnh cho phẳng bề mặt cũng như làm thoát khí, tránh để lại các túi khí rỗng dưới lớp nhựa đường.

Bước 4: Kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách cho tiếp xúc với nước

Bước 5: phủ một lớp vữa M75 lên phía trên cùng (khoảng 3cm) rồi tạo độ dốc cho nước hướng chảy xuống phía ống thoát dẫn.

Sử dụng màng chống thấm tự dính 

Màng chống thấm tự dính được sử dụng ở dạng tấm và được phủ lên một lớp màng HDPE mỏng (nhựa có thể chịu được nhiệt độ cao). Màng chống thấm tự dính được thi công hoàn toàn thủ công không quá phức tạp và dễ thay thế. Đây là sự lựa chọn khá hoàn hảo cho những người có kinh phí thấp.

Ưu điểm

  • An toàn khi sử dụng
  • Cách dùng đơn giản
  • Thân thiện môi trường

Quy trình thi công

Bước 1: Làm sạch bề mặt trần mái, phải đảm bảo bề mặt phải thật khô ráo và sạch sẽ

Vạt hết các phần gồ ghề do xi măng hay bụi bẩn.

Bước 2: Cắt một lớp màng sao cho phù hợp với diện tích cần chống thấm, bóc tách lớp vỏ silicon và dán trực tiếp lên măt trần

Bước 4: Dùng con lăm ấn mạnh và miết lên bề mặt vừa dính

Bước 5: Dùng ,áy sấy thổi hơi nóng khi đang thi công sẽ giúp cho màng bám dính tốt hơn

Bước 6: Nghiêm thu

Sử dụng keo chống thấm trần nhà

Với chất kết dính hoàn hảo, keo chống thấm có thể lấp lại  mọi khoảng trống dù là nhỏ nhất trên trần nhà mang lại sự gắn kết liền mạch cho công trình. Với thành phần hóa học an toàn, sản phẩm hoàn toàn phù hợp với mọi gia chủ sử dụng. Cách thi công đơn giản, linh hoạt, khách hàng có thể dễ dàng bổ sung keo nhiều hay ít tùy vào nhu cầu.

Một số loại keo chống thấm nổi tiếng hiện nay được Việt Tín khuyên dùng đó là:

  • Keo chống thấm trần nhà TX911
  • Keo chống thấm AS 4001SG
  • Keo chống thấm Selleys No more gaps
  • Keo chống thấm Haw CT02

Sơn chống thấm trần nhà

Đây là cách nhiều người lựa chọn nhất, bởi tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm với nhiều phân khúc khác nhau, các bạn nên lựa chọn thật kĩ sản phẩm sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như tính thẩm mỹ của công trình.

Quy trình thi công

Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ hết rêu mốc, sơn cũ, …

Nếu là trần nhà mới thì nên chờ cho kết cấu xi măng được ổn định

Bước 2: Dùng chổi quét 2 lớp sơn lót để đảm bảo hiệu quả chống thấm. Phải chờ lớp sơn lót đầu tiên khô mới quét lớp thứ 2

Bước 3: Đợi lớp thứ 2 khô thì tiến hành quét sơn chống thấm

Bước 4: Nghiệm thu công trình

Chú ý khi xử lí tường nhà bị thấm dột

Để cho hiệu quả chống thấm trần nhà được tót nhất, bạn nên chú ý một số điều sau:

Thứ nhất, giả đáp được câu hỏi “nguyên nhân gây thấm trần nhà trong trường hợp này là gì?”. Từ đó tìm được hướng đi phù hợp, tiết kiệm được thời gian, tiên bạc.

Thức hai, tham khảo kĩ các phương pháp trên thị trường. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, cần cân nhắc xem đâu là phương án tối ưu với điều kiện của bản thân.

Thứ ba, cần phải làm sạch nhất có thể vị trí cần thi công. Độ sạch quyết định phần lớn hiệu quả chống thấm không kém gì vật liệu chống thấm.

Thứ tư, nên tìm hiểu và chọn đơn vị chống thấm cũng như vật liệu chống thấm trần nhà có tên tuổi, tuyệt đối không ham rẻ dùng hàng kém chất lượng. Hãy tìm đến đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả công việc.

Việt Tín luôn tự hào là đơn vị chống thấm ngược trần nhà được khách hàng tin tưởng và đánh giá trong cao những năm qua. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ mang lại các thông tin cần thiết cho khách hàng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Hotline để được giả đáp sớm nhất! Rất vui lòng được phục vụ quý khách!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *