Dịch Vụ Chống Thấm Sân Thượng Uy Tín Giá Rẻ

Là khu vực phải chịu ảnh hưởng trực tiếp dưới tác động của thòi tiết, bởi vậy mà hiện tượng sân thượng bị thấm nước là không thể tránh khỏi. Và chống thấm sân thượng cũng chính làn mối quan tâm lớn của chúng ta. Vậy cần làm gì để chống thấm sân thượng hiệu quả, để không xảy ra hiên tượng nước từ sân thượng thấm xuống trần, tường nhà gây hư hại công trình? 

Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

Chống thấm sân thượng hiệu quả
                                    Chống thấm sân thượng hiệu quả

Mục lục

Dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả sân thượng bị thấm

Dấu hiệu sân thượng đã bị thấm

Bằng mắt thường chúng ta có thể quan sát những dấu hiệu dưới đây để biết được sân thượng đã có tình trạng thấm hay chưa.

  • Xuất hiện bong bóng nhỏ trên bề mặt bê tông sau khi mưa.
  • Có nước ngấm chảy thành dòng nhỏ trên mặt sàn dưới sân thượng.
  • Xuất hiện các vệt ố có màu vàng, rêu mốc đen cùng mùi khó chịu.
  • Bề mặt bê tông của sân thượng có chỗ bị lún hoặc bị bung kênh lên hẳn.
  • Trên mặt sân thượng có vết nứt chân chim, thậm chí là những vết nứt to.

Sân thượng bị thấm gây ra những hậu quả gì?

Nếu cứ để tình trạng thấm xảy ra mà không can thiệp bất cứ biện pháp khắc phục nào thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của bạn, ví dụ như:

  • Gây mất thẩm mỹ công trình do bề mặt bê tông bị phá vỡ trạng thái ban đầu như: nứt toác, mọc rêu đen, có vệt ố vàng, nước đọng gây mất vệ sinh, …
  • Công trình bị xuống cấp, nước ngấm xuống dưới bề mặt trần tiếp xúc với sắt thép trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng rỉ sét, gây hỏng hóc.
  • Hiện tượng thấm khi để lâu sẽ khiến ngôi nhà luôn trong trạng thái ẩm ướt, mốc meo, khiến người sinh hoạt trong đó không yên tâm, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe do liên tục phải ở trong không gian ẩm ướt không thoáng khí.
  • Thấm nặng khiến cho nước rò rỉ, thậm chí là nhỏ giọt xuống nhà gây trơn trượt, không an toàn.
  • Ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của công trình, không được giá do công trình xuống cấp nhanh.

Tại sao sân thượng nhà bạn bị thấm?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:

  • Công trình thi công đã lâu: đây có lẽ là trường hợp dễ xảy ra thấm dột nhất do công trình đã xuống cấp sẵn, dễ dàng bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng.
  • Thi công kém: Nếu đội thợ của bạn không chuyên nghiệp và tay nghề còn non thì cũng là 1 phần khiến cho công trình xuống cấp nhanh hơn, nước cũng dễ dàng thấm qua.
  • Đường ống dẫn nước có vấn đề khiến cho nước liên tục chảy ra sàn gây ra thấm dột.
  • Thiết kế sân thượng không đạt tiêu chuẩn như: không đạt độ dốc phù hợp, không có máng hứng nước khiến cho nước mưa bị đọng lại lâu ngày thấm xuống sàn sân thượng.
  • Thi công sử dụng các vật liệu chất lượng kém khiến cho bề mặt sân thượng không có tính đàn hồi cao, anh chóng rạn nứt không thể chống thấm tối ưu.

Vật liệu chống thấm sân thượng

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Hiện nay, không gian trên sân thượng thường hay được gia chủ tận dụng để trồng rau củ sạch, đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Do đó, sẽ phải tưới cây liên tục để đảm bảo cây phát triển tốt.

Chính vì thế mà sân thượng liên tục phải tiếp xúc với nước, nên thật sự cần đến các biện pháp chống thấm nhằm bảo vệ kết cấu nhà. Vật liệu được ưa chuộng trong trường hợp này chính là nhựa đường.

Đây là vật liệu kết dính rất tốn, đồng thời tạo được lớp màng dày chống nước triệt để.

Bên cạnh nhựa đường, mọi người có thể tham khảo thêm phương pháp dán màng khò nóng dày 3mm. Màng gốc bitum có đàn hồi tốt, chịu nhiệt và co giãn cũng khá ổn nên rất phù hợp với sàn mái nhà.

Có một điều cần lưu ý: Các cổ ống thoát sàn và hộp kỹ thuật thì cần được chống thấm bằng vữa grout, rồi trát keo Epoxy chung quanh phần miệng ống, sau cùng mới tạo màng để đảm bảo lớp chống thấm đạt chất lượng hoàn hảo.

Công nghệ chống thấm mới bằng keo F-seal

Hiện nay mới ra đời biện pháp chống thấm mới đó là keo Fseal. Loại keo này cấu tạo bởi hai thành phần chính là keo chống thấm composite và phụ gia đóng rắn.

Loại keo này hoạt động theo cơ chế sau:

khi ở dạng lỏng, keo sẽ thấm dần vào các mao dẫn bê tông, sau đó dần dần thay đổi tính chất thành thể rắn để bám chặt vào bê tông, tạo thành lớp màng chống thấm chắc chắc trên bề mặt bê tông thương phẩm (bê tông tươi).

Loại vật liệu chống thấm này được đánh giá tương đối cao bởi ưu điểm không dễ bị bào mòn hoặc giãn nở bởi hóa chất cũng như tác động bên ngoài, dễ dàng uốn cong, chịu được lực va đập tương đối.

Trên đây là một số vật liệu tiêu biểu được dùng trong từng trường hợp chống thấm tầng thượng khác nhau, tuy nhiên vẫn cần phải xem xét đến những trường hợp cụ thể để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.

Các phương pháp chống thấm sân thượng phổ biến hiện nay

Bảng giá chống thấm sân thượng tại Hà Nội: Xem thêm

Chống thấm sân thượng bằng phương pháp lót gạch

Loại gạch được sử dụng trong trường hợp này thường là gạch bông hoặc gạch tráng men bởi chúng có khả năng chống nước tốt, không những thế mà bề mặt cũng trơn láng, khó bám bụi bẩn, dễ vệ sinh. Để cho khả năng chống thấm đạt hiệu quả cao, người ta sẽ kết hợp điều chỉnh sao cho sân thượng có một độ dốc nhất định để có thể thoát nước nhanh nhất mỗi khi có mưa.

Lưu  ý: cần phải chọn loại gạch có chất lượng tốt để phát huy tối đa công dung chống thấm.

Phương pháp chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi thi công chống thấm, cần phải vệ sinh bề mặt sân thượng như: loại bỏ hết lớp gạch cũ, cạo sạch rêu bám cũng như hút sạch lớp bụi bẩn lâu ngày. Sau đó cần chuẩn bị giẻ lau để lau lại lần nữa cho bề mặt sân thượng sạch hết mức có thể.

Bước 2: Sơn lớp lót lên bề mặt sân thượng

loại sơn lót chúng tôi gợi ý trong bài viết này là sơn lót nhãn hiệu Sika được pha với nước theo tỉ lệ 20-50% nước. Quét sơn hoặc phun lên trên bề mặt sân thượng theo mật độ từ 0.2 đến 0.3 kg/m2. Nếu gặp phải trường hợp bề mặt hút nước thì hãy dùng nước sạch tạo cho sân thượng độ ẩm nhất định. Lớp sơn lót này sẽ giúp cho bề mặt sân thượng có khả năng chống thấm ngược, giúp lớp sơn sau không bị bong tróc.

Bước 3: Sau 2 đến 4 tiếng lớp lót khô hoàn toàn thì bắt đầu thi công sơn Sikaproof Membrane lần đầu với mật độ khoảng 0.6 kg/m2 không làm loãng.

Bước 4: Sau 2 giờ lớp đầu khô hoàn toàn thì hãy tiến hành sơn Sikaproof Membrane thêm lần nữa. Nếu có thể thì sơn thêm một lớp thứ 3.

Bước 5: Sau khi các lớp sơn kia khô hoàn toàn thì sẽ tiến hành thi công lớp vữa chống thấm Sika Latex.

Bước 6: Làm bằng phẳng bề mặt sân thượng bằng phương pháp xoa nền.

Chống thấm sân thượng bằng keo chống thấm

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sân thượng

Bước 2: Xử lý các vết nứt trên bề mặt sân thượng bằng keo dán gạch hoặc vữa chống thấm.

Bước 3: Sử dụng chổi cọ cứng trét keo chống thấm lên trên bề mặt sàn sân thượng.

Bước 4: Đợi cho đến khi lớp keo chống thấm kia đã khô lại hoàn toàn thì quét một lớp vữa mới hoặc ốp lát lại trên cùng.

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu có dạng lỏng pha rắn có màu đen, bám dính rất cao. Thành phần chính tạo lên nhựa đường là bitum.

Quy trình chống thấm

Bước 1: Vệ sinh kỹ càng bề mặt cần chống thấm. Dùng bay cạy sạch các mảng bám, dùng búi sắt đánh bật hết bụi bẩn.

Bước 2: Nấu chảy nhựa đường, sau đó dùng con lăn quét lên toàn bộ bề mặt chống thấm. (pha thêm 1 chút dầu DO cho loãng hơn để nhựa đường dễ ngấm vào bê tông).

Chống thấm sân thượng bằng Sika

Bước 1: Làm sạch bề mặt chống thấm

Vệ sinh bề mặt sân thượng bằng cách đánh bay rêu mốc, bụi bẩn, sau đó lấy giẻ lau lại cho sạch.

Làm ẩm bề mặt bằng cách cung cấp nước nhưng chỉ ở mức vừa đủ.

Bước 2: Thi công chống thấm 

Lấp đầy các vết nứt, rạn trên bề mặt sân thượng bằng một lớp vữa mỏng. Dùng vữa rót tự chảy Sika grout để lấp kín. Các bạn cần quét lên trên bề mặt cần chống thấm hai lớp vữa này, mỗi lớp cách nhau 2 tiếng.

Sau khi lớp vữa trên khô lại thì phun lên một lớp dung dịch chống thấm Water Seal lên hết bề mặt sân thượng. Lần này cũng phun thành hai lớp, mỗi lớp cần cách nhau tầm 3 đến 5 phút, cần phải phun đều tay cho kín bề mặt chống thấm. Tại vị trí chân tường, cần phun cao tầm 15 đến 20cm.

Sau khi bề mặt sân thượng khô lại thì tiến hành ngâm nước trong sau tối thiểu 1 ngày thì nghiệm thu.

Chống thấm sân thượng bằng bạt chống thấm

Bạt chống thấm HDPE
                                        Bạt chống thấm HDPE

Bước 1: Bóc bỏ hết hoàn toàn lớp gạch trên bề mặt sân thượng sau đó làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng như máy hút bụi, máy chà, chổi cán cứng.

Bước 2: Quét một lớp nhựa đường lên trên bề mặt chống thấm bằng chổi quét hoặc con lăn.

Lưu ý:  trong qúa trình chống thấm không được để sân thượng dính mưa, tốt nhất nên căng bạt phủ kín sân cho chắc.

Bước 3: Phơi nắng sân thượng trong khoảng 48 giờ đồng hồ, đều đặn rưới nước lên bạt 2 lần/ngày.

Bước 4: Phủ bạt chống thấm HDPE tại vị trí độ dốc khoét lỗ ống thoát nước rồi phủ thêm vữa và lót gạch lên trên.

Bước 5: lắp 1 ống chữ L để tránh nước mưa vào giúp cho hơi nước bốc lên từ dưới trần nhà sẽ đọng lại ở các lỗ khoan do gặp các lớp cản của nhựa đường, tránh được hiện tượng thấm ngược từ trong.

Những lưu ý trong thi công chống thấm sân thượng

Chống thấm sân thượng chưa phải là kỹ thuật quá cao siêu nhưng cũng cần phải hết sức lưu ý khi thi công bởi một khi không đạt chuẩn thì sẽ để lại nhiều bất cập trong sinh hoạt sau này.

Vì vậy, cần phải chú ý những điều sau:

  • Thợ có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chống thấm
  • Cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cũng như dụng cụ chuyên dụng cần thiết
  • Khi thi công nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng, hàng chính hãng, còn hạn sử dụng lâu dài
  • Cần kiểm tra xem vật liệu chống thấm có tương thích với khu vực cần chống thấm hay không.

Trên đây là một số cách chống thấm sân thượng cũng như chi tiết các bước thi công phổ biến hiện nay. Tuy đã trình bày khá chi tiết và dễ hiểu nhưng chúng tôi vẫn khuyên các bạn hãy sử dụng đến sự trợ giúp của các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất, không nên tự thi công nếu không có kinh nghiệm.

Chống thấm Hà Nội Việt Tín tự hào là đơn vị lâu năm trong ngành, đã xử lý hàng ngàn ca chống thấm đủ thể loại qua nhiều năm. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ về tổng đài CSKH để được hỗ trợ tốt nhất.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *